Danh mục Đề tài khoa học

Tổng hợp danh mục các Đề tài, Dự án khoa học công nghệ từ năm 2009 đến 2018 của huyện Cờ Đỏ

17/09/2018 09:46
Màu chữ Cỡ chữ

Đề tài 01: Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm nấm Metarhizium anosopliae để trừ rầy nâu hại lúa tại nông hô vụ đông xuân 2009-2010

Kinh phí thực hiện: 70.000.000 đồng

Thời Gian thực hiện: Từ tháng 11/2009  đến tháng 04/2010

Cơ quan chủ trì: Phòng NN&PTNT huyện Cờ Đỏ

Chủ Nhiệm dự án: Kỹ sư Ngô Thanh Sơn

Mục tiêu đề tài:

Thay đổi cách phòng trừ rầy nâu bằng thuốc bảo vệ thực vật; chuyển sang phòng trừ rầy nâu bằng nấm MA nhằm bảo vệ môi trường, tăng lợi nhuận.

Sản phẩm của đề tài:

- Quy trình nhân nuôi  nấm MA; cách sử dụng để phòng trừ rầy nâu bằng nấm MA.

- Hiệu quả kinh tế từ việc sử dụng nấm MA thay cho thuốc BVTV.

===============================================================

Đề tài 02: Nghiên cứu xây dựng nhiệm vụ KH&CN để phát triển KT-XH huyện Cờ Đỏ đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020

Kinh phí thực hiện: 52.000.000 đồng

Thời Gian thực hiện: Từ tháng 12/2010 đến tháng 5/2011

Cơ quan chủ trì: Viện lúa ĐBSCL

Chủ Nhiệm dự án: Tiến sĩ Hoàng Bắc Quốc

Mục tiêu đề tài:

Xác định những hàm lượng Khoa học và Công nghệ, đề xuất những nhiệm vụ, đề tài KH&CN của huyện Cờ Đỏ trong thời gian 2011-2015 và tầm nhìn tới năm 2020.

Sản phẩm của đề tài:

- Đánh giá hàm lượng khoa học hiện tại của huyện đã thực hiện trong thời gian vừa qua.

- Đề xuất nhiệm vụ KH&CN của huyện Cờ Đỏ trong thời gian tới.

===============================================================

Đề tài 03: Ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá thích nghi đất đai làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất đai bền vững tại huyện Cờ Đỏ, TPCT

Kinh phí thực hiện: 127.166.000 đồng

Thời Gian thực hiện: Từ tháng 3/2011 đến tháng 12/2013.

Cơ quan chủ trì: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Cờ Đỏ

Chủ Nhiệm dự án: Trần Thanh Nhiên

Mục tiêu đề tài:

- Ứng dụng phần mềm đánh giá đất đai tự động (ALES) cho đánh giá thích nghi đất đai tự nhiên và kinh tế.

- Đánh giá các yếu tố đầu vào, đầu ra, kinh tế -xã hội, môi trường, thuận lợi và khó khăn của từng kiểu sử dụng đất đai trong nông nghiệp.

Sản phẩm của đề tài:

- Các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến sản xuất nông nghiệp.

- Các số liệu về quỹ đất, các mục tiêu và loại hình sử dụng đất.

- Tình hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả tài chính các mô hình canh tác.

- Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường, các yếu tố đầu vào và đầu ra của mô hình.

===============================================================

Đề tài 04: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế và giải pháp nâng cao mức sống người dân khu dân cư vượt lũ tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ

Kinh phí thực hiện: 118.486.000 đồng

Thời Gian thực hiện: Từ tháng 1/2013 đến 12/2013

Cơ quan chủ trì: Trung tâm dạy nghề huyện Cờ Đỏ

Chủ Nhiệm dự án: Nguyễn Thực Hiện

Mục tiêu đề tài:

- Phân tích các yếu tố cung - cầu dịch vụ ảnh hưởng đến sinh kế của khu dân cư vượt lũ tại huyện Cờ Đỏ, TPCT.

- Đề xuất giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng mức sống của khu dân cư vượt lũ.

Sản phẩm của đề tài:

Nâng cao nguồn nhân lực về điều kiện học nghề, giải quyết việc làm tại khu vượt lũ, tăng nguồn thu nhập ổn định cuộc sống, xóa đói giảm nghèo một cách bền vững ở khu vượt lũ huyện Cờ Đỏ, TPCT.

===============================================================

Dự án 05: Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình cơ cấu sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao thích ứng biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ

Kinh phí thực hiện: 328.660.000 đồng

Thời Gian thực hiện: Từ tháng 1/2015 đến tháng 1/2017

Cơ quan chủ trì: Trung tâm dịch vụ Khoa học và Công nghệ Cần Thơ

Chủ Nhiệm dự án: Nguyễn Ý Nguyện

Mục tiêu đề tài:

- Đưa các mô hình sản xuất ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm xác định qui trình kỹ thuật sản xuất có hiệu quả kinh tế cho 3 vùng sinh thái khác nhau: vùng ngập sâu, vùng ngập vừa và vùng ngập cạn;

- Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật: giống mới, quy trình sản xuất tiên tiến mang lại hiệu quả kinh tế dự kiến đạt cao hơn 5-10% so với tập quán canh tác truyền thống của nông dân tại địa phương.

Sản phẩm của đề tài:

- Tăng hiệu quả kinh tế cho người dân khi áp dụng mô hình có hiệu quả. Tạo công ăn việc làm cho người nông dân đảm bảo an sinh xã hội cho địa phương.

- Kết quả nghiên cứu sẽ hỗ trợ tích cực cho công tác điều hành của UBND huyện và các cấp phòng ban đối với các vấn đề phát triển nông nghiệp của huyện.

- Cung cấp thông tin và cơ sở khoa học có liên quan cho công tác chỉ đạo, điều hành về tình hình phát triển kinh tế xã hội và các vấn đề liên quan của địa phương.

-  Tận dụng tối đa diện tích canh tác

- Góp phần giải quyết việc làm trong mùa lũ, phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo và thoát nghèo bền vững.

- Bảo vệ sức khỏe người dân

- Góp phần cải thiện và bảo vệ môi trường thông qua việc đa dạng các chủng loại canh tác, giảm phân bón hóa chất và thuốc trừ sâu trong canh tác, áp dụng quản lý dịch hại bằng biện pháp IPM, cân bằng hệ sinh thái.

===============================================================

Dự án 06: Xây dựng quy trình sản xuất, đóng gói, bảo quản cơm rượu quy mô bán công nghiệp cho tổ hợp tác cơm rượu Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ

Kinh phí thực hiện: 436.580.000 đồng

Thời Gian thực hiện: Từ tháng 1/2015 đến tháng 11/2017

Cơ quan chủ trì: Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ TPCT

Chủ Nhiệm dự án: Huỳnh Minh Đức

Mục tiêu đề tài:

- Nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương nhằm góp phần duy trì nghề sản xuất cơm rượu.

- Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.Hoàn thiện quy trình sản xuất cơm rượu nhằm tạo sản phẩm cơm rượu ổn định về chất lượng và đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Đề xuất quy trình đóng gói, bảo quản sản phẩm cơm rượu.

- Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy tạo viên cơm rượu phù hợp để xây dựng quy trình sản xuất, đóng gói, bảo quản cơm rượu quy mô bán công nghiệp cho tổ hợp tác cơm rượu Trung Thạnh, Huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ.

- Đánh giá hiệu quả và cung cấp luận cứ cho việc định hướng phát triển, tiêu thụ sản phẩm cơm rượu.

Sản phẩm của đề tài:

- Góp phần nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật và hiểu biết an toàn thực phẩm, kiến thức vi sinh cho các hộ dân sản xuất ở làng nghề truyền thống.

- Giúp cho người dân cải tiến công nghệ sản xuất nhằm ổn định chất lượng sản phẩm, tạo ra sản phẩm đạt chất lượng VSATTP, sản phẩm có nhãn hiệu góp phần nâng cao giá trị sản phẩm đặc sản của địa phương, khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ và ổn định đầu ra sản phẩm từ đó góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.

       - Sản phẩm đạt chỉ tiêu an toàn thực phẩm, được đóng gói đảm bảo lâu hơn và có nhãn hiệu uy tính nên sản phẩm dễ dàng thu hút thị hiếu người tiêu dùng, niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm cơm rượu. Từ đó, cơm rượu dễ dàng mở rộng thị trường vào trong các siêu thị, nhà hàng, cửa hàng thực phẩm…góp phần khẳng định vị thế của sản phẩm cơm rượu lên men truyền thống so với các sản phẩm lên men khác. Đặc biệt sau khi đã xây dựng được thương hiệu cơm rượu Trung Thạnh sẽ là điều kiện thuận lợi để quảng bá đặc sản địa phương, nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần đưa sản phẩm đến các địa phương khác cũng như các tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long. Do vậy, dự án góp phần tạo việc làm ổn định cho các hộ dân nghèo và đẩy mạnh sự phát triển các làng nghề truyền thống.

 

Tin tổng hợp: Thanh Sang Nguồn: Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện

Các tin khác

  • Quyết định 6902/QĐ-UBND về việc công nhận sáng kiến cấp huyện đợt 2 năm 2016 (25/07/2017)
  • Quyết định 3659/QĐ-UBND về việc công nhận sáng kiến cấp huyện đợt 1 năm 2016 (25/07/2017)
  • Quyết định công nhận sáng kiến cấp huyện đợt 1 năm 2016 (30/11/2016)
  • Danh mục dự án khoa học công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm cấp huyện năm 2014 (24/10/2016)
  • Trang đầu 1 Trang cuối